357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 [email protected]

Chinh phục TOEIC Listening Part 3

Tiếp theo trong chuỗi bài đăng trước về phương pháp ‘chinh phục’ TOEIC, ta đến với phần thi thứ 3 của bài thi TOEIC. Đây được đánh giá là phần thi khó đối với các thí sinh. Cái khó ở phần thi này chính là các đoạn hội thoại sẽ trở nên dài hơn, thêm với việc chủ thể ở các đoạn đối thoại này cũng nhiều hơn (có thể có 2 hoặc 3 người). Trước tiên, ta hãy cùng có cái nhìn tổng quan về phần thi này, để có thể chuẩn bị cho quá trình ôn luyện thật hiệu quả.

 

Chuỗi bài viết về mẹo ‘chinh phục’ kỳ thi TOEIC.

Chuỗi bài viết về mẹo ‘chinh phục’ kỳ thi TOEIC.

Tổng quan về TOEIC Listening Part 3

Cấu trúc TOEIC Listening Part 3

Trong phần thi này, các thí sinh sẽ được nghe 13 đoạn đối thoại ngắn, mỗi đoạn sẽ tương ứng với 03 câu hỏi, và các thí sinh sẽ có 4 đáp án để lựa chọn cho mỗi câu hỏi. Mục tiêu chính là chọn ra đáp án có phần phù hợp nhất.

Tuy nhiên, vào ngày 06/01/2019, cấu trúc đề thi mới chính thức được đưa vào sử dụng, TOEIC Listening Part 3 vì thế mà cũng mang nhiều tính thử thách hơn. Cụ thể, phần thi có những thay đổi như sau:

  • Thêm 9 câu hỏi (Từ 30 câu lên thành 39 câu)
  • Có các đoạn đối thoại gồm 03 người thay vì 02 người: 01 nam và 02 nữ, hoặc ngược lại.
  • Thông tin đáp án sẽ là rải rác và đôi lúc các thí sinh cần phải kết hợp các mẫu thông tin để đoán được ý của các chủ thể và có được câu trả lời phù hợp.

Chiến lược thời gian cho TOEIC Listening Part 3

Ta nên biết rằng, mở đầu phần thi TOEIC LIstening Part 3, các thí sinh sẽ luôn được nghe một đoạn chỉ dẫn dài 30 giây. Ta nên tận dụng khoảng thời gian này mà đọc lướt các câu trả lời.

Sau khi nghe mỗi đoạn đối thoại, các thí sinh sẽ nghe tiếp lần lược 03 câu hỏi liên quan đến đoạn đối thoại đấy. Thời gian lý tưởng để đọc qua từng câu hỏi là 01 giây, giữa mỗi câu hỏi sẽ dừng khoảng 08 giây. Vậy nên, ở từng đoạn đối thoại, các thí sinh sẽ có tổng cộng 27 giây để hoàn thành các câu trả lời.

Phát triển chiến lược thời gian phù hợp cho TOEIC Listening Part 3

Phát triển chiến lược thời gian phù hợp cho TOEIC Listening Part 3

Tuy nhiên, điều nan giải chính là trong số ba câu hỏi mà các thí sinh nhận được, chắc chắn sẽ có một câu hỏi liên quan đến một chuỗi các thông tin nhất định. Đây quả thực là một ‘bẫy’ khó nhằn khiến các bạn tiêu tốn khá nhiều thời gian. Cách xử lý trong tính huống này chính là ta không nên quá tập trung vào câu hỏi, mà thay vào đó xử lý các câu hỏi có thông tin rõ ràng trước, từ đó ta thu thập dữ liệu và đưa ra đáp án phù hợp cho ‘nan đề’ trên.

Cần biết rằng, khi nghe đến câu hỏi thứ ba, cũng là lúc mà các bạn nên hoàn thành tất cả các đáp án và bắt đầu đọc lướt đến câu trả lời của các đoạn đối thoại tiếp theo.

Các chủ đề thường gặp TOEIC Listening Part 3

Bởi đây là phần thi tập trung chủ yếu vào các cuộc đối thoại thường gặp trong công việc hằng ngày, ta nên có sự chuẩn bị về vốn từ vựng thuộc các lĩnh vực như:

  • Hành chính văn phòng (các buổi họp, các tài liệu, thiết bị, các cuộc hẹn) 
  • Thông tin cá nhân (thông tin về lương bổng, thăng chức, công việc hiện tại)
  • Du lịch (các chuyến công tác, thời gian, chi phí của chuyến đi)
  • Nhà hàng khách sạn, bất động sản, trao đổi hàng hóa.
  • Các hoạt động ngoài giờ làm việc.

các chủ đề thường gặp

Các topic trong TOEIC Listening Part 3 gồm những gì?

Các dạng câu hỏi thường gặp

Cấu trúc ở mỗi đoạn đối thoại trong TOEIC Listening Part 3 thường sẽ được phân bổ như sau: chào hỏi - nói về một chủ đề nhất định nào đó - chủ thể đề cập đến điều mà họ chuẩn bị thực hiện.

Vậy nên, ba câu hỏi nhỏ của mỗi đoạn thoại cũng sẽ theo cấu trúc này: Hỏi về các thông tin cơ bản của chủ đề cuộc nói chuyện, hỏi chi tiết về chủ đề hoặc hỏi về lí do thực hiện. 

Dạng câu hỏi tìm ý chính

Dạng câu hỏi này được đề cập ở hai câu đầu của các đoạn đối thoại. Ta có thể đoán được các câu hỏi sẽ thường xoay quanh các chủ đề như: Đoạn đối thoại này nói về gì? Chủ đề chính của đoạn đối thoại? Các chủ thể đang nói về ai? Hoặc các chủ thể đang nói về cái gì? 

Dạng câu hỏi tìm chi tiết

Yêu cầu của dạng câu hỏi này chính là muốn tìm hiểu sâu về chủ đề mà cuộc đối thoại hướng đến, ví dụ như: Vấn đề mà các chủ thể đối mặt là gì? Người kia đề xuất những gì? Hoặc thông tin về một nhân vật thứ ba nào đó.

Dạng câu hỏi suy luận

Câu hỏi suy luận là dạng câu hỏi yêu cầu người nghe không những phải thông hiểu các mẫu thông tin nghe được, mà còn phải dựa vào đó đưa ra những phân tích để tìm ra được đáp án phù hợp. Đây chính là điều khiến cho phần thi Listening Part 3 trở thành nỗi ‘ác mộng’.

Các câu hỏi có thể nằm trong dạng câu hỏi này ví dụ như: Quan hệ của các chủ thể là gì? Chủ thể có thể sẽ làm gì tiếp theo? Bối cảnh của cuộc đối thoại này nằm ở đâu?

Không như các câu hỏi thuộc Part 1 và Part 2 của phần thi Listening, khi mà các thí sinh có thể dựa vào phương pháp loại trừ hoặc mẹo để tìm ra được đáp án. Ở phần thi thứ 3 này, bạn hoàn toàn phải dựa vào ngữ cảnh và những thông tin nghe được từ đoạn đối thoại. Khó khăn ở chỗ, ta cần phải có một khả năng nghe nhất định để có thể rút ra được những phân tích phù hợp. Chưa kể đến những yếu tố khác như giọng đọc, tốc độ đọc, hoặc thanh điệu cũng khiến phần thi này thành trở ngại đáng gờm.

Chiến lược chinh phục TOEIC Listening Part 3 hiệu quả

Phần đầu đối thoại, chớ để lỡ!

Như đã đề cập ở phần ‘các dạng câu hỏi thường gặp’ ta biết được tầm quan trọng của hai câu đầu ở các đoạn đối thoại. Đây là thời điểm mà ta có thể nhận được các gợi ý cho đáp án chẳng hạn như về mục đích của đoạn đối thoại, hoặc về bối cảnh mà đoạn đối thoại đấy đang diễn ra. 

Hơn hết, khi nhận được các câu hỏi về danh tính, nghề nghiệp hoặc địa điểm, các thí sinh cũng nên xem xét ngữ cảnh của các đoạn thoại để xử lý các câu hỏi mà không cần phải nghe những thông tin trên trực tiếp trong bài nghe.

TOEIC Listening Part 3, chiến lược thế nào là phù hợp?

TOEIC Listening Part 3, chiến lược thế nào là phù hợp?

Xác định thông tin, đừng bỏ qua!

Để có thể giải quyết được những câu hỏi trong TOEIC Listening Part 3, bạn không nên bỏ lỡ các từ khóa có thể xuất hiện trong đoạn đối thoại. Ví dụ, khi nghe câu hỏi liên quan đến thông tin chủ chốt, ta không nên bỏ qua các chi tiết liên quan đến thông tin đó trong bối cảnh cuộc đối thoại.

Các câu hỏi liên quan đến ‘ý định, mong muốn’ thường sẽ có dạng như: “Chủ thể có ý gì khi nói ‘E là tôi không đến được’?”. Trong trường hợp đó, các thí sinh nên chú ý nghe kỹ câu hỏi trong dấu ngoặc kép, hơn thế nữa, ta cũng nên đọc kỹ các câu trả lời xuất hiện trong số 04 câu trả lời cần được lựa chọn trước đó để có thể chuẩn bị tốt hơn.

Cuối đoạn thoại, ngại gì không nghe?

Thông thường, ở mỗi đoạn đối thoại, chủ thể A sẽ đề xuất hoặc yêu cầu chủ thể B làm một việc gì đó, hoặc nói với B rằng A sắp làm gì đó. Vậy nên ta có thể biết được, thông tin về gần cuối sẽ liên quan đến dạng câu hỏi suy luận.

Ta cần chuẩn bị tâm lý trước rằng những câu hỏi trên thường sẽ không trực tiếp được đề cập. Tuy nhiên may mắn là ta đã tập trung nghe được toàn bộ đoạn đối thoại cũng như có được cái nhìn tổng quát về bối cảnh của đoạn đối thoại đấy, vậy nên việc tìm ra được đáp án cho câu hỏi này không phải là một vấn đề khó khăn.

Các ‘bẫy’ thường gặp trong TOEIC Listening Part 3

Bẫy lỡ thông tin

Các thí sinh thường sẽ nghe được các đoạn thoại mà chủ thể thường sử dụng các từ mang nghĩa là ‘không’ nhưng không trực tiếp nói không như: I’d love to BUT, I like doing it, HOWEVER, he did well YET,...

Nên lưu ý rằng, thông tin đằng sau từ ‘nhưng’ chính là điều mà ta cần lưu ý, và đa phần đó cũng là đáp án cho các câu hỏi.

Bẫy nghẽn thông tin

Trong phần thi TOEIC Listening, sẽ không ít lần các thí sinh nghe được nhiều hơn một thông tin mà đáp án đưa ra. Song, chỉ có một thông tin trong số đó là chính xác, và số còn loại chỉ là bẫy nhằm khiến các bạn bị ‘quá tải’ thông tin mà thôi.

Ví dụ như:

When did he turn in the paper?

  1. On Monday
  2. On Tuesday
  3. On Friday
  4. On Saturday

Bạn cùng lúc sẽ nghe một hoặc nhiều đáp án khác nhau như, “My teacher suggested that I finish my assignment on Saturday. Considering I had such a productive week by beginning the project on Monday. Then, on Tuesday, I invited several pals around for a group study support session. As a result, I was able to complete and submit my paper on Friday.”

Theo như ví dụ, thì cả 04 đáp án đều được đề cập, nhưng chỉ có đáp án (C) là chính xác nhất bởi yêu câu của câu hỏi là “turn in the paper’, không phải là “beginning the project” hoặc “finish the assignment”. 

Mong rằng với những thông tin liên quan đến TOEIC Listening Part 3 có thể giúp các bạn hình dung phần nào những gì phải làm trong phần thi này. Bên cạnh ‘Chinh TOEIC Listening Part 3,’ Phuong Nam Education còn nhiều bài viết thú vị khác liên quan đến kỳ thi TOEIC, hãy xem qua nếu như các bạn muốn mở rộng thêm thông tin về TOEIC, bởi vì nó miễn phí mà. 

 

Tags: TOEIC Listening Part 3, luyện thi TOEIC Listening, Tips for TOEIC Listening, cấu trúc đề thi TOEIC, tổng quan về TOEIC Listening Part 3, tự học TOEIC Listening, format TOEIC Listening 2019, đề thi TOEIC Listening Part 3.

Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Digital liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay
Zalo chat