Ngữ pháp cần thiết cho TOEIC Reading (Phần 2)
Cùng với IELTS, TOEIC cũng là một chứng chỉ vô cùng thông dụng dành cho người có nguyện vọng sinh sống và làm việc trong môi trường sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên, khi đã bắt đầu quá trình ôn thi TOEIC, bạn sẽ thấy rằng chứng chỉ này không hề dễ dàng, đặc biệt là phần TOEIC Reading. Do đó, hãy cùng Phuong Nam Education tìm hiểu về những điểm ngữ pháp đáng chú ý giúp bạn thành công vượt qua phần thi khó nhằn này nhé!
Thể bị động (Passive Voice)
Ngược lại với câu chủ động, câu bị động là câu mà trong đó, người hay vật sẽ chịu sự tác động của hành động. Do đó, câu bị động thường được sử dụng khi người nói muốn nhấn mạnh đối tượng nhận hành động hơn là hành động đó. Tương ứng với mỗi thì được sử dụng, cách chia thì theo thể bị động cũng thay đổi theo.
Theo thống kê từ những tài liệu luyện thi TOEIC ETS 2019 và ETS 2020, đa số những câu hỏi liên quan đến thể bị động trong phần thi TOEIC Reading thường được chia dưới dạng thì hiện tại đơn, quá khứ đơn và tương lai đơn. Vì vậy, bài viết này sẽ nói rõ hơn cho bạn về cấu trúc, cách sử dụng và những ví dụ về 3 hình thức bị động thông dụng này.
Trong các bài thi TOEIC Reading, không thể thiếu các câu hỏi về dạng bị động
Cấu trúc chung của hình thức bị động
Dạng khẳng định: S + be + V3/ Ved
Dạng phủ định: S + be + not + V3/ Ved
Trong đó:
- S: Chủ ngữ
- V3: Động từ quá khứ phân từ cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc
Hình thức bị động trong thì hiện tại đơn
Cấu trúc
S + am/ is/ are + V3/ Ved (Dạng khẳng định)
S + am/ is/ are + not + V3/ Ved (Dạng phủ định)
Ví dụ
Breakfast is usually cooked by my mother. (Bữa sáng thường được nấu bởi mẹ tôi.)
The kids are not taken to school by their parents. (Lũ trẻ không được đưa đến trường bởi ba mẹ của chúng.)
Hình thức bị động của thì hiện tại đơn rất đơn giản và dễ dùng
Hình thức bị động trong thì quá khứ đơn
Cấu trúc
S + was/ were + V3/ Ved (Dạng khẳng định)
S + was/ were + not + V3/ Ved (Dạng phủ định)
Ví dụ
Her wallet was stolen by John. (Chiếc ví tiền của cô ấy đã bị trộm bởi John.)
The contract was not sent to the office. (Bản hợp đồng đã không được gửi đến văn phòng)
Hình thức bị động trong thì tương lai đơn
Cấu trúc
S + will + be + V3/ Ved (Dạng khẳng định)
S + will + not + be V3/ Ved (Dạng phủ định)
Ví dụ
Workshop will be held next Tuesday. (Buổi hội thảo sẽ được tổ chức vào thứ ba tuần sau.)
His offer will not be accepted by the company. (Lời đề nghị của cậu ấy sẽ không được công ty chấp thuận.)
Hình thức bị động của thì tương lai đơn rất thường xuyên xuất hiện trong TOEIC Reading
Câu điều kiện (Conditional Sentences)
Trong tiếng Anh có 3 loại câu điều kiện chính và các loại câu này sẽ được dùng cho ba trường hợp khác nhau. Đồng thời cũng có ba cách chia động từ khác nhau cho mệnh đề if và mệnh đề chính tuỳ thuộc vào từng loại.
Tuy nhiên, theo thống kê từ những tài liệu luyện thi TOEIC ETS 2019 và ETS 2020, đa số những câu hỏi về câu điều kiện trong TOEIC Reading thường liên quan đến câu điều kiện loại 1 và 3. Vì thế, bạn nên tập trung vào ôn luyện hai loại câu này nhiều hơn nhé!
Câu điều kiện loại 1
Cách dùng: Dùng để mô tả một giả định có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai hoặc một giả định mà người nói tin rằng nếu điều kiện được đáp ứng thì kết quả có khả năng xảy ra.
Cấu trúc
Mệnh đề if:
If + S + động từ chia ở thì hiện tại (Dạng khẳng định)
Unless + S + động từ chia ở thì hiện tại (Dạng phủ định)
Mệnh đề chính:
S + will/ can + động từ nguyên mẫu
Ví dụ
If it rains, we will cancel the trip. (Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ huỷ chuyến đi chơi.)
Hiểu rõ câu điều kiện loại 1, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt các loại câu còn lại
Câu điều kiện loại 2
Cách dùng: Câu điều kiện loại 2 là thường dùng khi người nói đang diễn tả, giả sử một sự việc không thể xảy ra ở hiện tại.
Cấu trúc
Mệnh đề if:
If + S + động từ chia ở thì quá khứ đơn (Dạng khẳng định)
Unless + S + động từ chia ở thì quá khứ đơn (Dạng phủ định)
Một lưu ý cho bạn ở câu điều kiện loại 2 chính là tất cả chủ ngữ được sử dụng trong mệnh đề này đều dùng động từ to be “were” đi kèm, dù cho chủ ngữ có là số ít hay số nhiều.
Mệnh đề chính:
S + would/ could + động từ nguyên mẫu
Ví dụ
If I were you, I would travel anywhere I want. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ du lịch đến bất cứ nơi nào mà tôi muốn.)
Câu điều kiện loại 3
Cách dùng: Câu điều kiện loại 3 dùng để mô tả một sự việc không có thật hoặc không thể xảy ra ở quá khứ.
Cấu trúc
Mệnh đề if:
If + S + động từ chia ở thì quá khứ hoàn thành (Dạng khẳng định)
Unless + S + động từ chia ở thì quá khứ hoàn thành (Dạng phủ định)
Mệnh đề chính:
S + would/ could + have + V3/ ed
Ví dụ
If Anna had studied harder, she would have passed the exam. (Nếu Anna học hành chăm chỉ hơn, cô ấy đã vượt qua kỳ kiểm tra.)
Câu điều kiện loại 3 thường được thêm vào phần thi TOEIC Reading Part 5
Phương pháp giúp ghi nhớ công thức câu điều kiện
Tuy công thức câu điều kiện có vẻ dài dòng và khó nhớ, nhưng chúng đều có quy luật cả đấy! Khi chuyển từ câu điều kiện loại 1 sang câu điều kiện loại 2, hoặc từ loại 2 sang loại 3, bạn chỉ cần ghi nhớ cách lùi thì sau đây. Từ đó, bạn chỉ cần biết cách làm câu điều kiện loại 1, từ đó có thể suy ra ngay công thức của những câu còn lại.
- Loại 1 → Loại 2: lùi thì hiện tại đơn sang thì quá khứ đơn
- Loại 2 → Loại 3: lùi thì quá khứ đơn sang thì quá khứ hoàn thành
Nắm vững một số điểm ngữ pháp đáng chú ý sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua kỳ thi TOEIC, đặc biệt là phần thi TOEIC Reading một cách dễ dàng. Từ đó cũng giúp bạn có được một công việc như ý muốn với mức lương cao và nâng cao cơ hội được sinh sống và học tập tại một đất nước khác. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình ôn thi TOEIC và vạch ra một lộ trình học tập phù hợp nhất với bản thân.
Tags: TOEIC Reading, TOEIC, thi TOEIC, TOEIC phần đọc, ôn thi TOEIC, chuẩn bị cho bài thi TOEIC, tài liệu TOEIC, học tiếng Anh