357 Lê Hồng Phong, P.2, Q.10, TP.HCM 1900 7060 - 028 3622 8849 [email protected]

Ngữ pháp TOEIC | Inversion - Đảo ngữ

Ngữ pháp về đảo ngữ không quá phổ biến nhưng trong các kỳ thi Tiếng Anh như kỳ thi TOEIC thì nó vẫn thường hay xuất hiện để đánh đố các bạn thí sinh. Vì vậy, đừng thấy lạ mà bỏ qua nó. Nếu bạn đang ôn luyện ngữ pháp TOEIC thì hãy xem bài viết này để tham khảo các dạng đảo ngữ thường gặp trong kỳ thi TOEIC nhé! 

Đảo ngữ là gì?

Trong ngữ pháp, đảo ngữ (Inversion) là một dạng câu mà trong đó trật tự của một cấu trúc câu bình thường sẽ được đảo ngược nhằm nhấn mạnh những gì đang được nói đến. Đảo ngữ sẽ làm cho câu của chúng ta nghe có vẻ ngạc nhiên hoặc nổi bật, đồng thời tạo sự trang trọng. 

ngu-phap-toeic-inversion-dao-ngu-1.png

Cấu trúc đảo ngữ chung thường được sử dụng

Ví dụ:

Seldom have I seen such a gorgeous dress. (Hiếm khi tôi thấy một chiếc váy lộng lẫy như vậy)

Beautifully does she sing. (Cô ấy hát hay)

Lưu ý rằng với các câu có chứa động từ to be thì ta sẽ đưa to be ra trước chủ ngữ thay vì là trợ động từ. Tương tự, nếu trong câu có động từ khuyết thiếu thì ta cũng đưa nó ra trước chủ ngữ.

Giới thiệu các dạng đảo ngữ thường gặp

Cấu trúc đảo ngữ rất đa dạng với nhiều quy tắc, vì thế mà các bạn thí sinh thường hay mắc sai lầm về điểm ngữ pháp này  Dưới đây là các dạng đảo ngữ thường gặp trong kỳ thi TOEIC mà bạn có thể tham khảo.

Trạng từ tần suất trong đảo ngữ

Bạn có áp dụng đảo ngữ với các trạng từ tần suất ở thể phủ định như hardly, rarely, seldom, never, scarcely, ever,...  Lúc này, trạng từ sẽ được đưa lên đứng ở đầu câu và ta cần mượn trợ động từ đứng trước chủ ngữ. Cuối cùng là động từ chính của câu ở dạng nguyên mẫu. Cấu trúc đảo ngữ thường có dạng như sau:

Trạng từ tần suất + trợ động từ+ S + V-inf

Ví dụ: 

Never have I seen you. (chưa bao giờ tôi nhìn thấy bạn)

Rarely does she work out (hiếm khi nào cô tập thể dục)

No và not any trong đảo ngữ

Đối với dạng đảo ngữ no và not any, nó cũng có cấu trúc khá giống với đảo ngữ trạng từ tần suất. Việc duy nhất, bạn cần làm đó thêm danh từ phía sau no hoặc not any.

Ví dụ:

No ice cream shall I buy for you (Mẹ sẽ không mua cho con cây kem nào nữa)

Not any chance will we meet. (Chúng ta sẽ không có cơ hội gặp nhau nào nữa)

Ngoài ra, “no” sẽ có cấu trúc đảo ngữ khác tương tự như với trạng từ tần suất khi nằm trong một cụm như at no time, in no way, on no account, no longer,... Khi đó bạn cũng chỉ cẩn đưa các cụm này lên đầu câu, rồi tới trợ động từ, chủ ngữ và động từ chính ở dạng nguyên mẫu.

Ví dụ: 

In no way can we fix this. (Không có cách nào chúng ta có thể sửa cái này)

No sooner … than trong đảo ngữ

Trong trường hợp này sẽ hơi khác một chút vì sẽ có 2 mệnh đề trong câu. No sooner … than (vừa mới… thì) được dùng khi muốn nói một sự việc xảy ngay sau một sự việc khác. Dạng đảo ngữ này thường được sử dụng trong văn viết hơn là văn nói vì nó hơi mang tính trang trọng và học thuật.  Cấu trúc đảo ngữ no sooner… than có dạng:

No sooner + trợ động từ + S + V + than + S+ V

Ví dụ:

No sooner did I leave than John came. (Tôi vừa mới rời đi thì John đến)

Such/so … that trong đảo ngữ

Với dạng này, such sẽ được đưa ra đầu câu kèm theo là một tính từ và sau đó là danh từ. Từ that cùng với mệnh đề sẽ được đặt ở cuối câu. So cũng khá giống với such, nhưng theo sau such có thể là trạng từ hoặc tính từ và cần có trợ đầu từ trước danh từ. Cả 2 câu đều thường được dùng để diễn tả một sự vật, sự việc như thế nào đó đến nỗi mà làm sao đó. 

Ví dụ: 

Such an interesting book that I have read it 3 times. = So interesting is this book that I have read it 3 times. (Cuốn sách này hay đến nỗi tôi đã đọc nó 3 lần)

Not until/till trong đảo ngữ

Vẫn như trên, cụm từ not until/till sẽ đứng đầu câu. Sau nó sẽ là một thời gian cụ thể hoặc một mệnh đề. Phần sau của câu sẽ giống các cấu trúc trên với lần lượt là trợ động từ, chủ ngữ và động từ. Cấu trúc này có nghĩa là cho đến khi nào đó thì mới…

Not until/till + Time/ Clause +trợ động từ +S + V

Ví dụ:

Not until 10 p.m did I eat my dinner. (Đến 10 giờ, tôi mới cơm tối)

Not till I came did he clean his room. (Cho đến khi tôi tới, anh ấy mới dọn dẹp phòng của mình) 

Only trong đảo ngữ

Thường thì trong đảo ngữ, only sẽ kết hợp với một từ khác tạo thành một cụm như: 

  • Only then
  • Only in this/that way
  • Only when
  • Only if
  • Only after
  • Only by

Mỗi cụm này sẽ có cách đảo ngữ khác nhau, nên rất dễ nhầm lẫn. Cấu trúc đảo ngữ only then (chỉ đến lúc đó) và only in this/that way (chỉ bằng cách này/đó) sẽ giống với trạng từ tần suất. Trong khi đó, only when (chỉ đến lúc) và only if ( chỉ khi) sẽ có cấu trúc giống với not until nhưng sau nó sẽ là một mệnh đề chứ không phải thời gian. Với only after (chỉ sau khi), theo sau nó có thể là một danh từ, gerund hoặc một mệnh đề, còn sau only by (chỉ bằng cách) sẽ là một danh từ hoặc V-ing. Phần sau của 2 câu này cũng sẽ giống các cấu trúc only khác. 

ngu-phap-toeic-inversion-dao-ngu-2.png

Cách dùng only trong ngữ pháp đảo ngữ

Có phải hơi nhiều quy tắc đúng không? Các bạn hãy cùng xem các ví dụ dưới đây để dễ hình dung hơn nhé.

Ví dụ: 

Only then did he know the answer. (chỉ đến lúc đó, anh ấy mới biết đáp án)

Only in this way will he work harder. (chỉ bằng cách này anh ấy mới làm việc chăm chỉ)

Only when I came did he clean his room. (chỉ đến khi tôi tới, anh ấy mới dọn phòng)

Only if he agrees would she go. (Chỉ khi anh ấy đồng ý, cô ấy mới đi)

Only after finishing her homework does she play games. (chỉ sau khi hoàn thành bài tập, cô ấy mới chơi game)

Only by learning by heart can he pass the exam. (chỉ bằng cách học thuộc lòng, anh ấy mới có thể vượt qua bài kiểm tra)

Not only … but also trong đảo ngữ

Đây là một dạng khá phổ biến trong ngữ pháp TOEIC. Cụm từ này được dùng để nối và nhấn mạnh những từ hay cụm từ có vị trí hoặc tính chất giống nhau. Cấu trúc đảo ngữ của not only … but also sẽ có dạng như sau:

Not only + trợ động từ +S+V-inf but S+ also +V

Ví dụ: 

Not only is he handsome but also talented. (Anh ấy không chỉ đẹp trai mà còn có tài)

Câu điều kiện trong đảo ngữ

Trong cấu trúc đảo ngữ với câu điều kiện, ta sẽ thêm vào đầu câu các chữ “should” (câu điều kiện loại 1), “were” (câu loại 2) và “had” (câu loại 3) thay cho if, sau đó sẽ là mệnh đề if. Mệnh đề chính của câu sẽ được giữ nguyên. Riêng với câu điều kiện loại 2, theo sau chủ ngữ của mệnh đề if thường sẽ là danh từ. Nếu trong mệnh đề if của câu loại 2 không có động từ were thì trong đảo ngữ, sau chủ ngữ sẽ là to V-inf.

ngu-phap-toeic-inversion-dao-ngu-3.png

Dạng đảo ngữ với 3 loại câu điều kiện 

Ví dụ:

Câu điều kiện loại 1: 

If I stay, I won’t attend the ceremony in time. = Should I stay, I won’t attend the ceremony in time.

Câu điều kiện loại 2: 

  • If I were a bird, I would fly = Were I a bird, I would fly.
  • If I had money, I would buy a house = Were I to have money, I would buy a house

Câu điều kiện loại 3: 

If I had been there, this problem wouldn't have happened = Had I been there, this problem wouldn't have happened.

Có thể thấy có rất nhiều quy tắc đảo ngữ khác nhau khiến cho nhiều thí sinh đang ôn luyện ngữ pháp TOEIC phải đau đầu. Ngoài các dạng đảo ngữ trên thì còn rất nhiều các dạng khác nữa. Trong bài viết này, chúng mình chỉ cung cấp đến các bạn thí sinh các dạng đảo ngữ thường hay gặp nhất trong các kỳ thi TOEIC để các bạn có thể làm quen cũng như là tham khảo trước. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong việc ôn luyện.

 

Tags: Ngữ pháp TOEIC, đảo ngữ, các dạng đảo ngữ thường gặp, đảo ngữ với câu điều kiện, đảo ngữ với only, đảo ngữ với such, Kỳ thi TOEIC, luyện thi TOEIC

Tư vấn miễn phí
PHUONG NAM EDUCATION - HOTLINE: 1900 7060
Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Digital liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay
Zalo chat